Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Những bức ảnh thiên văn đẹp nhất 35 năm qua

Nhiếp ảnh vũ trụ có những thử thách mang tính độc nhất vô nhị - vì xét cho cùng, người nghệ sĩ không thể điều chỉnh hay di chuyển vũ trụ được. Nhưng khi công việc được thực hiện tốt, thì nó có thể mang lại một hành trình ngoạn mục xuyên qua vũ trụ bao la. Hãy dõi theo loạt ảnh sau đây để chiêm ngưỡng những trích đoạn hay nhất từ quyển sáchChụp ảnh sao: Nhiếp ảnh vũ trụ qua tay nghề của những bậc thầy, của tác giả Robert Gendler. Quyển sách viết về tác phẩm của 35 nhà nhiếp ảnh vũ trụ tài năng nhất thế giới, từ 14 quốc gia.


alt

Tinh vân Bong bóng, định hình bởi chất khí đặc
Đám mây khí và bụi mênh mông này được gọi là Tinh vân Bong bóng có đường kính 10 năm ánh sáng, hay 60 nghìn tỉ dặm. Quả bong bóng trên bao gồm chất liệu thải ra từ một ngôi sao đốt cháy sáng hơn mặt trời vài trăm nghìn lần. Nó nằm cách chúng ta 11.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Cassiopeia.


alt
Một ngôi sao qua đời, để lại một sao siêu mới vẫn tỏa sáng
Sao siêu mới ra đời khi một ngôi sao nổ tung, tạo ra một ánh sáng chói lòa. Khi tàn dư của ngôi sao va chạm với chất khí và bụi trong hành trình của nó, nó giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
Chất khí nóng mà ngôi sao để lại phía sau được gọi là tàn dư sao siêu mới; tàn dư trong ảnh trên có tên là Vela. Tàn dư này trải rộng chừng 55 năm ánh sáng từ nơi sao siêu mới của nó phát nổ, và là một trong những tàn dư nằm gần mặt trời của chúng ta nhất. Nằm bên trong đám mây bụi nặng nề này là một ngôi sao bé tí tên gọi là pulsar Vela quay tròn 11 vòng mỗi giây.




alt
Vành ánh sáng xung quanh mặt trời
Nhà nhiếp ảnh Miloslav Druckmuller đã  loại bỏ, bằng phương pháp nhân tạo, bầu trời xanh xung quanh bề mặt mặt trời trong bức ảnh nhật thực này. Kết quả làm hé lộ những gam màu xanh của cái vành bên trong, hay vành nhật hoa trong, sắc thái của nó mang lại bởi sắt bị ion hóa cao độ gọi là "coronium."
Trong bức ảnh này, vành nhật hoa trở nên đỏ hơn và nằm xa mặt trời hơn. Đó là do các hạt bụi làm lệch những bước sóng ánh sáng ngắn nhiều hơn những bước sóng ánh sáng dài, nên chỉ ánh sáng bước sóng dài – tức là ánh sáng đỏ - tìm thấy đường của nó đến với camera.


alt
Show diễn ánh sáng của tự nhiên: Cực quang phương bắc
Sự trình diễn ánh sáng nhiều màu sắc gọi là cực quang, còn có tên khác là ánh sáng phương bắc, xuất hiện khi những hạt tích điện do mặt trời phát ra đi vào những kênh chuyển động trong từ trường của trái đất vào trong khí quyển. Khi những hạt tích điện ấy va chạm với các phân tử trong khí quyển, chúng giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy.
Cực quang thường được trông thấy ở những vĩ độ cao – bức ảnh này chụp vào năm 2004 ở Langhus, Na Uy – nhưng nó vẫn có thể trông thấy từ xa như ở Arizona, Texas, và San Diego, Mĩ.


alt
Khi mặt trời khạc ra lửa
Những tai lửa mặt trời hình cung như thế này hình thành khi vật chất khí nóng phóng vọt ra từ mặt trời, sau đó rơi trở xuống bề mặt mặt trời bởi từ trường mạnh.
Tai lửa mặt trời, là hoạt động mặt trời phổ biến nhất, không biến mất tức thì – thật vậy, chúng có thể tồn tại hàng tháng trời. Chúng còn có thể trải rộng hàng nghìn dặm phía trên bề mặt mặt trời và giải phóng chất khí mà chúng chứa vào trong không gian.


alt
Bức xạ định hình một trong những tinh vân lớn nhất trên bầu trời
Đám mây khí và bụi này đã và đang được định hình bởi bức xạ của những ngôi sao lân cận. Tinh vân trong ảnh, tên là IC 1396, là một trong những tinh vân nhìn thấy lớn nhất – đường kính của nó gấp hơn 2500 lần đường kính mặt trời.
IC 1396 được tìm thấy trong chòm sao Cepheus, một trong những chòm sao đầu tiên từng được ghi nhận.


alt
Thiên cầm, Thiên nga và Dải Ngân hà
Bức ảnh này chụp một phần của Dải Ngân hà, bao gồm hai đám mây bụi, plasma, và chất khí gọi là tinh vân Gamma Cygni và tinh vân Veil. Cũng trông thấy trong ảnh là chòm sao Lyra và Cygnus, tiếng Hi Lạp tương ứng có nghĩa Thiên cầm [Đàn trời] và Thiên nga.
Cygnus và Lyra là hai trong số những chòm sao dễ trông thấy nhất – Lyra thì nhỏ và hẹp hơn, và các ngôi sao của Cygnus thì tạo nên một chữ thập dễ nhận thấy.


alt
Sao chổi Hyakutake vọt qua gần trái đất
Do Yuji Hyakutake phát hiện ra vào năm 1996, sao chổi Hyakutake đã tiếp cận Trái đất chỉ vài tháng sau đó. Thật ra, vào tháng 3 năm 1996, sao chổi trên chỉ cách Trái đất có 0,1 đơn vị thiên văn, hay khoảng chừng 9 triệu dặm. Khoảng cách đó bằng 36 lần khoảng cách từ chúng ta đến mặt trăng.
Hyakutake có cái đuôi dài 360 triệu dặm – dài nhất so với bất kì sao chổi nào. Nó quá sáng, nên nó có thể trông thấy cả trong ánh sáng ban ngày, và nó đi cùng với sao chổi mà người ta đã biết từ trước, Hale-Bopp.


alt
Khi mặt trăng che khuất mặt trời, những giọt ánh sáng xuất hiện
Bức ảnh này, chụp trong một kì nhật thực, chụp những giọt Baily, kết quả của những tia sáng mặt trời vừa trông thấy đi qua phần rìa của mặt trăng. Bề mặt mặt trăng đầy hang hố đã phá vỡ lát ánh sáng mảnh mai xuyên qua, mang lại một diện mạo gồ ghề.
Các giọt sáng chỉ tồn tại trong vài ba giây, lúc bắt đầu và kết thúc nhật thực. Fred Espenak, người chụp bức ảnh này, đã đi khắp thế giới để quan sát và chụp ảnh hơn 20 lần nhật thực.


alt
Siêu sao khổng lồ sáng gấp 40.000 lần mặt trời
Antares là một siêu sao kềnh đỏ, với đường kính lớn hơn mặt trời của chúng ta hàng trăm lần. Ngôi sao này phát ra vật chất và làm tán xạ ánh sáng của nó, tạo ra đám mây trông có màu vàng.
Antares có độ sáng bằng 40.000 mặt trời. Là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Scorpius [Bọ cạp], nó là ngôi sao sáng thứ 16 trên bầu trời đêm.

0 nhận xét:

Mời bạn để lại comment cho bài viết
Nếu có copy bài viết thì bạn nhớ để lại comment thank nhé!