Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

8 quy luật của trí nhớ + Trí nhớ hoàn hảo

Phần 1: 8 quy luật của trí nhớ
não
1. Quy luật nhận biết: Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.

2. Quy luật hứng thú: Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào.

3. Quy luật tích luỹ: Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức.

4. Quy luật nhớ có ý thức: Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt.

5. Quy luật liên kết: Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó).

6. Quy luật nối tiếp liên tục: Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được.

7. Quy luật ấn tượng mạnh mẽ: Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu.

8. quy luật kiểm tra: Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển 
                                                                                                                           Hocmai.vn


Phần 2: Trí nhớ hoàn hảo
học tập
Bạn muốn mình có một trí nhớ hoàn hảo? Hãy bắt tay luyện cho mình có một trí nhớ “10 năm vẫn chạy tốt” nhé!
Lúc nào bạn cũng có cảm tưởng rằng mình đang bị “nhồi nhét” quá nhiều, nào là phải nhớ ngày tháng năm cho môn lịch sử, những định lí, khái niệm, công thức hóa học…mà kiểm tra học kì tới nơi rùi. Làm sao bây giờ? Yên tâm, bí kíp đây!

Học hiểu
Hiểu bài cũng là một cách để nhớ dai. Một khi bạn đã nắm vấn đề một cách kĩ càng, coi như bạn đã đi được nửa “con đường” rùi đó nha. Ai mà có thể hiểu hết bài nhưng quan trọng là bạn nên đặt câu hỏi trong lớp khi bạn không hiểu chỗ nào đó.

Tập làm thơ
Cách này hữu hiệu lắm đó. Để nhớ điều gì đó mà bạn phải học thuộc làu làu như lịch sử, công thức toán học..., hãy thử làm thơ về chúng xem sao. Những câu thơ ngắn gọn, ngộ nghĩnh và có vần chừng nào sẽ “đắt giá” chừng đó. Còn nếu bạn không thể, những bậc tiền bối sẽ ra tay giúp bạn liền. Đừng lo nhé!

Học bằng tim…
Chắc chắn bạn không thể nào nhớ lâu được nếu bạn coi “hắn” là kẻ thù số một. Bạn hãy cố gắng tập yêu “hắn”, hay ít nhất bạn chỉ nên nhìn những ưu điểm của “hắn” mà thôi. Chắc rằng điều này sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.

…Yêu bằng mắt
Hãy tận dụng bất cứ hình ảnh nào, trong sách giáo khoa chẳng hạn, khiến bạn có thể nhớ dai nhất. Nhắm mắt lại, tìm sự liên hệ giữa nội dung bài và hình ảnh, đặc biệt là những từ khóa quan trọng để chú thích hình.

Xếp hàng ưu tiên
Hãy ưu tiên "tụng" trước môn nào mà bạn “khó nhai” nhất. Đơn giản là bạn có thể dành nhiều thời gian nghiền ngẫm hơn thôi mà!

Học từng mục
Bạn nên tập trung học cho hết một mục trước khi nhảy sang cái khác. “Đứng núi này trông núi nọ” sẽ khiến bạn bị lẫn cái này sang cái khác.

Sáng tạo bài học
Tự mình nghĩ ra những ví dụ minh họa, hình ảnh, hay biểu đồ. Dùng màu nổi cho những tiêu đề, đánh số những ý quan trọng, hay vẽ biểu đồ. Chúng chẳng những giúp bạn dễ hiểu hơn mà còn giúp bạn không cần học thuộc làu.

Kiếm từ khóa
Những từ khóa có thể giúp bạn dễ nhớ trong việc nắm bắt ý chính của bài. Từ khóa càng nhiều, trí nhớ bạn càng được tiết kiệm năng lượng chừng ấy.

Thảo luận
Khi bạn muốn nhớ điều gì cho bài kiểm tra, cố gắng giải thích sự kiện mà không theo sách vở, để coi bạn có thể hiểu bài tới mức nào. Dám cá với bạn sẽ nhớ nhiều hơn bạn nghĩ. Sau đó, học lần nữa cho tới khi nào bạn nắm vững bài.

Thực hành nào
Nghĩ ra những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể cho ra trong bài kiểm tra. Tập trả lời. Và tất nhiên bạn sẽ có cơ hội để “check” lại tài liệu cho những chổ hổng trong câu trả lời.

Biết những gì chưa biết
Xem lại bài vở từ đầu tới cuối, sau đó, tập trung vào những phần mà bạn không hiểu rõ và bạn có thể hỏi lại cô hay bạn bè – đây là phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ bài nhanh nhất. 
                                                                                                                                                           MTO

2 nhận xét:

  1. Cam ơn bài viết này nghe chủ bog

    Trả lờiXóa
  2. Không có chi, mong bạn ghé thăm blog nhiều lần nữa!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa

Mời bạn để lại comment cho bài viết
Nếu có copy bài viết thì bạn nhớ để lại comment thank nhé!